PHÒNG KHÁM KB TOÀN CẦU THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

VẨY NẾN VÀ HIỆN TƯỢNG KOEBNER

VẨY NẾN VÀ HIỆN TƯỢNG KOEBNER

Vẩy nến là bệnh lý da liễu khá phổ biến hiện nay. Rất nhiều nghiên cứu về vẩy nến đã chỉ ra mối liên hệ đặc biệt giữa vẩy nến và hiện tượng Koebner. Vậy chúng có mối liên hệ ra sao và nó tác động như thế nào đến thương tổn vẩy nến ở người bệnh?

Hiện tượng Koebner là gì?

Hiện tượng Koebner lần đầu được mô tả bởi Heinrich Koebner (1828-1904), một trong những bác sỹ da liễu nổi tiếng nhất thế kỷ 19. Đây là hiện tượng xuất hiện của tổn thương da trên vị trí của chấn thương. Những quan sát và nghiên cứu đầu tiên của ông bắt nguồn từ những bệnh nhân vẩy nến có thương tổn tiến triển tại vùng da bị trầy xước, vết cắn và vết săm và ông đã công bố những khám phá này lần đầu vào năm 1876.
 

 
Tuy nhiên, định nghĩa này đã được mở rộng với những tổn thương tiến triển sau chấn thương ở những bệnh nhân không có viêm da trước đó. Một vài bệnh lý da liễu như: lichen phẳng, bạch biến và bệnh Darier... cũng có thể có hiện tượng Koebner.
 
Hiện tượng Koebner có thể biểu hiện trên các đối tượng sau đây:
 
- Có tổn thương cơ học hoặc tổn thương nhiệt – do vết cắn động vật hoặc côn trùng, vết bỏng, điện giật, nứt kẽ, vết loét, vết cắt móng tay, vết cạo, phẫu thuật ghép da, rạch da, chụp XQ, bỏng nắng, vết xăm, trầy xước...
- Có các bệnh lý da liễu như: mụn/nhọt, viêm da, viêm da dạng herpes, bệnh nấm da, viêm da thứ phát, chàm da, u nang biểu bì, viêm nang lông, Herpes simplex, Herpes zoster, lichen phẳng, viêm mạch bạch huyết, sởi, ban hạt kê, viêm da thần kinh quanh hậu môn, vảy phấn hồng, vẩy nến, ghẻ, viêm da tiết bã, thủy đậu, bạch biến...
- Có các phản ứng ngứa hoặc dị ứng – xuất hiện sau khi tiêm vaccine BCG (phòng lao), test lao trên da, sau nhuộm tóc, tiêm phòng vaccine cúm, nhạy cảm ánh sáng, test áp da dương tính, sau test tẩy da, dị ứng mực xăm sau xăm
- Nhóm đối tượng đang điều trị theo các liệu pháp sử dụng tia xạ "mềm" hoặc "siêu mềm", liệu pháp xạ trị Rơn-ghen, bôi iod, điều trị tia cực tím...

Mối quan hệ giữa vẩy nến và hiện tượng Koebner

Cho đến nay, các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp gây ra vẩy nến, tuy nhiên người ta đã xác định được những yếu tố liên quan đến khởi phát hoặc làm bệnh trầm trọng hơn. Một trong những yếu tố đó là hiện tượng Koebner (hay còn gọi là chấn thương thượng bì).
 
Theo đó, hiện tượng Koebner xuất hiện ở khoảng 25% số người mắc vẩy nến sau các chấn thương khác nhau, nhưng tỷ lệ này có thể còn cao hơn do bệnh nhân có thể không nhận thấy các biến cố sang chấn nguyên phát (ví dụ vết côn trùng cắn) và do đó không ghi nhận được hiện tương Koebner ở những đối tượng này.
 

Ở nhiều bệnh nhân, tổn thương vẩy nến thường hình thành trong vòng từ 10-20 ngày sau biến cố chấn thương Nó thường trùng khớp với giai đoạn phục hồi tổn thương. Hiện tượng Koebner gây ra các thương tổn vẩy nến hoặc kích thích để phát triển các thương tổn trên hoặc xung quanh khu vực da có chấn thương thượng bì.
 
Việc tìm hiểu thêm các yếu tố liên quan đến khởi phát của vẩy nến sẽ rất hữu ích cho người bệnh trong quá trình kiểm soát tình trạng vẩy nến của bản thân và lựa chọn phương pháp điều trị vẩy nến phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù công việc của mình.
02:23:43   22/05/2019

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4 - 1/5/2024

Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền KB toàn cầu...

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ 30/4 - 1/5/2024

Hưởng ứng tinh thần chiến thắng 30/4 – Quốc tế...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI BAO BÌ SẢN PHẨM

Nhằm duy trì và nâng cao thương hiệu KB, sản phẩm...

HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT CHÀO XUÂN 2024

Hòa cùng không khí chào mừng Tết Nguyên đán 2024...

LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2024

Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền KB toàn cầu...
Đang truy cập: 48
Trong ngày: 970
Tuần hiện tại: 1212
Tổng: 206271
ĐĂNG KÝ KHÁM MIỄN PHÍ
Đăng ký

Chat Zalo

1
Bạn cần hỗ trợ?